ALONGWALKER – Chùa Tây An nằm lưng chừng phía Đông núi Sam, Thành phố Châu Đốc. Nơi đây không chỉ lưu giữ những giá trị về nghệ thuật kiến trúc cổ xưa độc đáo, mà còn là kho tàng văn hóa – tín ngưỡng gắn liền công cuộc khai hoang, lập ấp của người dân An Giang.
Chùa Tây An do Tổng đốc tỉnh An Giang Doãn Uẩn dựng lên năm 1847 (vua Thiệu Trị). Đến năm 1958, hòa thượng Thích Bửu Thọ đứng ra vận động xây dựng mới 3 ngôi cổ lầu, mặt chính và ngôi chính điện có hình dáng như ngày hôm nay.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Chùa được xây dựng theo lối chữ “tam”, kết hợp nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ, Hồi giáo và kiến trúc chùa cổ Việt Nam theo phong cách Nam Bộ.
Ở giữa chùa là lầu chính, cao 2 tầng thờ Phật, được thiết kế vòm cao vút hình tròn tượng trưng cho vũ trụ quang Phật giáo, tầng trên là tượng Phật Thích Ca.
4 cột lầu ở tầng dưới chùa có các hộ pháp trấn giữ, 2 bên phía trước có tượng voi trắng và voi đen.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Trên mái che có trang trí sư tử, lưỡng long tranh châu, hoa văn hình hoa mai, hoa sen, hoa cúc, các họa tiết, hình tượng nghệ thuật Ấn Độ, Hồi giáo …
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Trong chính điện thờ Phật theo dòng Lâm Tế, ngoài tượng Phật Thích Ca rất lớn ở giữa, còn có khoảng 200 pho tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ Kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông. Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19.
Chùa Tây An được Bộ Văn hóa xếp hạng là “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia”, được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ của dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.
Bạn đang xem bài viết về địa danh ở An Giang
AN GIANG
Vị trí An Giang trên bản đồ Việt Nam
An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh có dân số đông nhất ở vùng này.
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có đường biên giới dài gần 100km, giáp 2 tỉnh Takeo, Kandal (Vương quốc Campuchia), có nhiều di tích lịch sử – văn hóa và vùng Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí, với 4 dân tộc (Kinh, Khmer, Chăm, Hoa). Từ đó, tạo ra những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, làm tiền đề phát triển đa dạng các loại hình du lịch (tâm linh, sinh thái, cộng đồng…
Bạn có biết: An Giang được người Khmer gọi là Moăt Chruk (មាត់ជ្រូក), nghĩa là xứ Miệng Heo.
- Diện tích: 3.536,83 km²
- Dân số: 1.909.507 người
- Phân chia hành chính: 2 thành phố, 2 thị xã, 7 huyện
- Vùng: Tây Nam Bộ
- Mã điện thoại: 296
- Biển số xe: 67
Đăng bởi: Sương Thảo
Từ khoá: Ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật Ấn Độ ở Châu Đốc