Lầu Tàng Thơ –  ‘Tàng Kinh các’ danh tiếng của cố đô Huế

Lầu Tàng Thơ hay còn được gọi là Tàng Thư Lâu là một trong những công trình kiến trúc đặc biệt, là nơi lưu trữ pho tư liệu giá trị của triều Nguyễn và cũng là điểm dừng chân hấp dẫn cho những ai yêu thích lịch sử. 

Huế vẫn luôn khiến người ta say mê bởi nét đẹp cổ kính, trầm mặc của các công trình kiến trúc cổ. Ngoài những đền đài, lăng tẩm đã quá nổi tiếng thì ở Huế vẫn còn đó nhiều công trình kiến trúc độc đáo có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, là điểm dừng chân ý nghĩa để du khách khám phá về lịch sử cố đô dưới triều Nguyễn và Lầu Tàng Thơ chính là một nơi như vậy. Được xem là Tàng Kinh các của nước ta dưới thời nhà Nguyễn, Lầu Tàng Thơ chính là nơi để lưu giữ các tài liệu, thư tịch quý hiếm liên quan đến triều đình và đất nước, đây chính là một trong những điểm dừng chân  hấp dẫn mà những tín đồ đam mê khám phá lịch sử không thể bỏ qua khi ghé thăm Quần thể Di tích Cố đô Huế.
 

>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế 1 ngày siêu HOT 


Lịch sử Lầu Tàng Thơ

Lầu Tàng Thơ được nhà vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1825 với chức năng chính là nơi lưu trữ các công văn, tư liệu của triều đình nhà Nguyễn. Đây cũng chính là một thư viện hoàng gia quy mô lớn bậc nhất với giá trị lịch sử to lớn. 

Sau khi hoàn thành vào năm 1826, vua Minh Mạng đã cho dựng bia để ghi lại mục đích xây dựng, ý nghĩa và chức năng của công trình kiến trúc này. Dưới thời nhà Nguyễn, tất cả các sổ sách của cả 6 bộ và các Nha theo từng năm đều sẽ được chuyển đến Lầu Tàng Thơ để lưu trữ. Dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng nơi đây đã lưu trữ đến 12000 tập địa bạ.
 

Lầu Tàng Thơ Lầu Tàng Thơ được xây dựng năm 1825 dưới thời vua Minh Mạng. Ảnh: Hue_truly_Vietnam

Theo thời gian, với bao biến động của thời cuộc, Lầu Tàng Thơ đã từng bị huỷ hoại và xuống cấp trầm trọng. Có thời gian đây còn là nơi để bộ đội đóng quân trong chiến tranh. Đến năm 2000, tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành dự án nghiên cứu và phục hội lại Lầu Tàng Thơ, sau đó 14 năm thì dự án trùng tu công trình mới được khởi công và quá trình này kéo dài đến 7 năm mới hoàn thành. Hiện tại, công trình Lầu Tàng Thơ đang được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố Đô Huế quản lý và khai thác. 

Lầu Tàng Thơ Công trình đã từng bị hư hại nghiêm trọng trước khi được trùng tu, phục hồi như hiện tại Ảnh:Tạp chí Heritage

 

>>Xem thêm: Hiển Lâm Các – Điểm nhấn kiến trúc trong Hoàng thành Huế


Kiến trúc độc đáo của lầu Tàng Thơ 

Lầu Tàng Thơ có địa thế rất độc đáo khi được xây dựng hoàn toàn tách biệt trên một hòn đảo nhỏ hình chữ nhật nằm giữa hồ Học Hải với diện tích chỉ 150 mét. Để kết nối hòn đảo xây dựng Lầu Tàng Thơ với bờ, người ta đã xây dựng một cây cầu bằng gạch, đây ta cũng là lối đi duy nhất đến Tàng Thư này. Nguyên nhin Lầu Tàng Thơ có vị trí đặc biệt như vậy là do nơi đây được xây dựng với mục đích lưu trữ các thư tịch, giấy tờ, sổ sách, chính vì vậy việc xây dựng giữa hồ để chống các loài gặm nhấm, côn trùng và đặc biệt là hoả hoạn.
 

Lầu Tàng Thơ kiến trúc Lầu Tàng Thơ nằm trên một hòn đảo giữa hồ Học Hải. Ảnh: The HUE of HUẾ

Xét về kiến trúc, thiết kế của Lầu Tàng Thơ rất khoa học, thẩm mỹ và độc đáo, hoàn toàn đạt tiêu chuẩn cần có của một công trình sử dụng cho mục đích lưu trữ. 

Lầu Tàng Thơ có tất cả 2 tầng được xây bằng chất liệu gạch, đá, trát vôi. Bức tường dài 40mm và mái lợp ngói đất nung. Khu vực tầng trệt có tất cả 11 gian với 18 cửa lớn cùng hành lang bên ngoài để có thể đi vào tất cả các gian trên một đường thẳng.
 

Lầu Tàng Thơ kiến trúc Công trình có thiết kế hai tầng, mái lợp ngói đất nung. Ảnh: Hue_truly_Vietnam
 
Lầu Tàng Thơ kiến trúc TẦNG 1Tầng 1 của lầu Tàng Thơ có tất cả 11 gian. Ảnh:_kimtam_24.j
 
Lầu Tàng Thơ kiến trúc TẦNG 1
Có thể di chuyển vào bất cứ ngăn nào trên một đường thẳng. Ảnh: The HUE of HUẾ

Khu vực tầng 2 của Lầu Tàng Thơ có tất cả 7 gian với 2 chái, có tất cả 7 cửa lớn và 11 cửa sổ ở không gian này nhằm tạo không gian thoáng đãng. Các gian ở tầng 2 được thiết kế thông nhau bằng 3 lối cửa. Khu vực xung quanh tầng 2 là hệ thống lan cne để không khí chuyển lưu dễ dàng, hạn chế ẩm mốc các tư liệu lưu trữ. Xét về mặt vị trí và kiến trúc thì Lầu Tàng Thơ chính là một công trình rất đặc biệt so với đa số các công trình kiến trúc gỗ được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn. 

Lầu Tàng Thơ kiến trúc ban công Một góc ban công dưới cầu thang của Lầu Tàng Thơ. Ảnh:Diễm My Nguyễn
 
Lầu Tàng Thơ kiến trúc ban công Không gian ấm cúng, bài trí khoa học. Ảnh: The HUE of HUẾ


Lầu Tàng Thơ: nơi lưu giữ pho tư liệu quý của xứ Huế 

Lầu Tàng Thơ hiện là một công trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc lưu trữ các tư liệu, thông tin quý. Theo đó hiện tại đây có lưu trứ 3 loại hình là tư liệu thành văn, tư liệu video và tư liệu hình ảnh. Trong đó loại hình tư liệu thành văn có hơn 70,000đ đầu sách thuộc rất nhiều thể loại, từ các thư tịch cổ, công trình biên khảo, sách mỹ thuật, kiến trúc, văn hoá, sách Hán Nôm, bản đồ…
 

Lầu Tàng Thơ kiến trúc ban công Lầu Tàng Thơ có giá trị to lớn trong việc lưu trữ các loại hình tư liệu. Ảnh: Trí Lê

Nơi đây cùng có các bộ chính sử Triều Nguyễn, các đầu sách rất giá trị về mặt tư liệu lịch sử, điển hình có thể nói đến Nam Hà tiệp lục của Lê Đản, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều tạp kỹ của Ngô Cao Lãng), Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực hay  Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú…
 

Lầu Tàng Thơ kiến trúc ban công
Ở đây có nhiều thư tịch, tài liệu quý. Ảnh: Diễm My Nguyễn

Về loại hình tư liệu hình ảnh, Lầu Tàng Thơ có hơn 4000 bức ảnh được sưu tầm từ rất nhiều nguồn, nơi du khách khi thăm quan có thể hình dung phần nào về hoàng cung triều Nguyễn, các hoạt động trong đời sống, tín ngưỡng, lễ nghi cung đình…
 

Lầu Tàng Thơ tư liệu Các tư liệu được gìn giữ kỹ lưỡng . Ảnh: Lê Trang

 

>>Xem thêm: Tour du lịch Huế hấp dẫn du khách 


Kinh nghiệm thăm quan Lầu Tàng Thơ cho du khách đến lần đầu 

Mặc dù sở hữu những giá trị to lớn về lịch sử nhưng Lầu Tàng Thơ không phải là điểm đến quen thuộc với hầu hết du khách. Dù vậy, công trình đang ngày càng được biết đến nhiều hơn và trở thành điểm đến ưa thích của những người đam mê khám phá lịch sử. Để khám phá điểm đến hấp dẫn này thật trọn vẹn bạn hãy lưu ý một số kinh nghiệm hữu ích sau:


Vị trí và cách di chuyển 

Lầu Tàng Thơ nằm ở địa chỉ 346 Đinh Tiên Hoàng, phường Thuận Thành, thành phố Huế, đối diện hồ Tịnh Tâm. Từ trung tâm thành phố để đến lầu Tàng Thơ bạn hãy di chuyển theo hướng cầu Trường Tiền, rẽ vào Cửa Ngăn, đường Đoàn Thị Điểm sau đó đi thẳng, đến đường Nhật Lệ thì rẽ phải sau đó rẽ trái khi gặp điểm giao cắt đường Đinh Tiên Hoàng rồi đi thẳng đến 346 Đinh Tiên Hoàng. Trong di tích này có chỗ giữ xe nên bạn có thể an tâm đi vào trong.
 

Lầu Tàng Thơ di chuyển Bạn có thể di chuyển đến Lầu Tàng Thơ rất dễ dàng từ trung tâm. Ảnh:nhlinh96


Thời gian hoạt động và giá vé 

Hiện Lầu Tàng Thơ mở cửa từ thứ 2 đến thứ 5 hằng tuần, trừ những ngày lễ Tết. Khung giờ mở cửa từ 8h đến 10h sáng và từ 14h đến 14h chiều. Đây là điểm du lịch mở cửa miễn phí phục vụ du khách nên bạn không cần mua vé. 

Lầu Tàng Thơ giờ mở cửaTàng Thơ hoạt động từ 8h đến 16h từ thứ 2 đến thứ 5 . Ảnh: The HUE of HUẾ


Hướng dẫn thăm quan Lầu Tàng Thơ 

Khi đến Lầu Tàng Thơ, bạn có thể thoải mái di chuyển tự do để thăm quan và tìm hiểu những thông tin thú vị về văn hoá xứ Huế cũng như lịch sử triều Nguyễn. Ở đây có sẵn ghế ngồi để bạn đọc sách cũng như tra cứu tư liệu. Bên cạnh không gian đọc sách với màu tường vàng ấm cúng thì bạn cũng có thể tìm cho mình những góc check-in thật đẹp với những ô cửa, ban công, cầu thang hay những dãy hành lang đầy  hoài cổ.
 

Lầu Tàng Thơ đọc sách Bạn có thể ngồi ở bạn để đọc sách và tra cứ tư liệu. Ảnh: Diễm My Nguyễn

Với vai trò đặc biệt của mình, Lầu Tàng Thơ là nơi lưu trữ, nghiên cứu và bảo tồn các di sản, các giá trị lịch sử, pho tư liệu khổng lồ cho thế hệ sau, là nơi kết nối những giá trị từ quá khứ đến hiện đại để phát huy và bảo tồn di sản đặc thù của cố đô đó là di sản tư liệu. 

Nguyệt Cát (Tổng hợp) – Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet