Hội quán Nghĩa An – Kiến trúc độc đáo người Hoa Sài Gòn

Hội quán Nghĩa An là công trình kiến trúc độc đáo về văn hoá của người Hoa sinh sống tại Sài Gòn và hiện đã trở thành điểm đến thu hút du khách tham quan, check-in ‘sống ảo’.

Hội quán Nghĩa An ở đâu Sài Gòn?

Hội quán Nghĩa An còn được gọi là Miếu Quan Đế hay chùa Ông, có địa chỉ ở số 676 đường Nguyễn Trãi, thuộc phường 11, Sài Gòn. Chùa Ông thờ Quan Công là nhân vật nổi tiếng của lịch sử Trung Quốc.

Theo văn hoá của người Trung Hoa hội quán thờ thần Quan Công với ý nghĩa thể hiện lòng trung nghĩa cũng như tấm lòng luôn hướng về quê hương của người dân xa xứ. Hội quán trở thành nơi thờ cúng, hội họp và tổ chức các hoạt động văn hoá tâm linh của người Trung Hoa đến từ Nghĩa An (Trung Quốc).

hội quán nghĩa an, khám phá, trải nghiệm, hội quán nghĩa an - công trình kiến trúc độc đáo của người hoa ở sài gòn

Hội quán Nghĩa An là công trình kiến trúc độc đáo ở Sài Gòn thu hút du khách tham quan. Ảnh: tripadvisor

Cách di chuyển tới hội quán Nghĩa An

Hội quán cách trung tâm Quận 1 khoảng 7,7km, vì vậy bạn có thể dễ dàng di chuyển tới ngôi chùa này rất thuận tiện. Đối với các bạn ở xa có thể đi máy bay hoặc xe khách tới Sài Gòn, sau đó đi taxi hoặc xe máy theo tuyến đường Võ Văn Kiệt khoảng 20 phút sẽ tới được hội quán Nghĩa An ở Sài Gòn.

Nếu không biết đường bạn có thể đi bằng taxi hoặc xe ôm công nghệ để di chuyển tới hội quán rất đơn giản. Nếu không biết đường có thể tra cứu đường đi trên Google Maps rất thuận tiện.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hội quán nghĩa an, khám phá, trải nghiệm, hội quán nghĩa an - công trình kiến trúc độc đáo của người hoa ở sài gòn

Cách di chuyển tơi chùa Ông ở Sài Gòn

Quan Công là ai?

Quan Công là nhân vật nổi tiếng trong lịch sử của Trung Quốc ở thời Đông Hán và sống trong thời Tam Quốc. Ông đã có công lớn khi thành lập nhà nước Thục Hán. Sau thời Tam Quốc, Quan Công được người dân Trung Hoa tôn sùng như vị thánh. Tới thời nhà Đường Quan Công được thờ tại Võ miếu và tới thời đại nhà Thanh ông vẫn là danh tướng duy nhất được xây điện để thờ riêng.

Quan Công là người có khuôn mặt rất hung dữ và có màu đỏ như gấc, đặc biệt trên tay luôn cầm cây thanh long yển nguyệt đao rất oai phong. Ông là người có tài nghệ xuất chúng và được xem là vị thánh có khả năng sát khí, chống lại những thế lực tà ma. Đối với những người kinh doanh khi thờ Quan Công sẽ được thần hỗ trợ trong công việc được thuận lợi, thành đạt. Về văn hoá thờ Quan Công thể hiện sự tưởng nhớ về gốc gác quê hương.

hội quán nghĩa an, khám phá, trải nghiệm, hội quán nghĩa an - công trình kiến trúc độc đáo của người hoa ở sài gòn

Hội quán thờ Quan Công nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Ảnh: gody

Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của hội quán Nghĩa An

Tham quan hội quán Nghĩa An du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và đặc trưng của Trung Hoa. Điều đó được thể hiện tại kiến trúc hình chữ khẩu với những dãy nhà vuông góc và khép kín với nhau. Khi nhìn từ xa bạn sẽ thấy hội quán được phân thành 3 khu vực, trong đó ở giữa thấp hơn hai bên. Phía trước của hội quán được trang trí với tượng sành có hình lưỡng long tranh trâu đẹp nổi bật.

hội quán nghĩa an, khám phá, trải nghiệm, hội quán nghĩa an - công trình kiến trúc độc đáo của người hoa ở sài gòn

Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của hội quán. Ảnh: Phạm Quốc Việt

Hội quán có diện tích rộng lớn với 2.000m2 cùng với hồ để phóng sinh. Phần diện tích của hội quán được phân thành các khu vực như:

– Tiền điện

– Sân thiên tỉnh

– Nhà hương

– Chính điện

– Văn phòng hội quán ở dọc hai bên điện thờ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hội quán nghĩa an, khám phá, trải nghiệm, hội quán nghĩa an - công trình kiến trúc độc đáo của người hoa ở sài gòn

Check-in sống ảo đẹp tại hội quán. Ảnh: Phạm Quốc Việt

Khi đi từ hai bên cổng lớn vào cửa miếu của hội quán Nghĩa An bạn sẽ thấy những cặp kỳ lân đá đối xứng với nhau. Nhìn lên trên là tấm biển chạm nổi rất đẹp. Bước từ sân hội quán qua cổng sẽ tới tiền điện, bạn sẽ thấy sân thiên tỉnh đặt ở giữa sân hội quán có không gian rộng rãi, thoáng mát.

hội quán nghĩa an, khám phá, trải nghiệm, hội quán nghĩa an - công trình kiến trúc độc đáo của người hoa ở sài gòn

Khu vực chính điện của chùa Ông có kiến trúc đặc trưng Trung Hoa. Ảnh: Phạm Quốc Việt

Đi qua sân thiên tỉnh du khách sẽ thấy nhà hương và đây cũng là nơi đặt khám thờ Quan Vũ. Phía sau nhà hương là chính điện, khu vực này linh thiêng và trang nghiêm với hệ thống cột gỗ được treo lên câu đối. Ngoài ra, còn có bức hoành phi, bao lam, khám thờ được điêu khắc, chạm trổ tỉ mỉ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hội quán nghĩa an, khám phá, trải nghiệm, hội quán nghĩa an - công trình kiến trúc độc đáo của người hoa ở sài gòn

Ngắm những bức câu đối hoành tráng tại hội quán. Ảnh: vinpearl

Giữa chính điện của hội quán Nghĩa An là khu thờ Quan Thánh bằng thạch sao có chiều cao 300cm. Hai bên là tượng Châu Xương và Quan Bình. Bên phải và bên trái thờ Thần Tài và Thiên Hậu Thánh Mẫu. Hội Quán là nơi hội tụ những tinh hoa nghệ thuật với những đường nét tinh xảo. Khi tham quan hội quán du khách còn được chiêm ngưỡng những bức phù điêu bằng gốm được trang trí tuyệt đẹp với tượng kỳ lân, tranh vẽ, câu đối với ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử.

hội quán nghĩa an, khám phá, trải nghiệm, hội quán nghĩa an - công trình kiến trúc độc đáo của người hoa ở sài gòn

Hệ thống cột kèo đặc trưng văn hoá Trung Hoa tại hội quán Nghĩa An. Ảnh: phuotbamien

Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu nhưng hội quán vẫn giữ được nét đặc trưng riêng trong kiến trúc Trung Hoa nói chung và người Triều Châu nói riêng. Điều đó được thể hiện qua những đường nét thiết kế tinh tế và màu sắc đẹp mắt. Hàng năm vào ngày 24/6 Âm lịch và ngày rằm tháng Giêng lễ hội cúng Quan Đế được tổ chức tại hội quán. Đây cũng là dịp người dân Triều Châu sinh sống ở Sài Gòn tụ họp cũng như thể hiện lòng tưởng nhớ quê hương khi sống ở nơi đất khách. Vào năm 1993 hội quán Nghĩa An được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia trở thành điểm đến thu hút du khách gần xa.

hội quán nghĩa an, khám phá, trải nghiệm, hội quán nghĩa an - công trình kiến trúc độc đáo của người hoa ở sài gòn

Chuông đồng và trống trong hội quán Nghĩa An. Ảnh: gody

Những lưu ý khi tham quan hội quán Nghĩa An

Hội quán là địa điểm tâm linh của người Trung Hoa sinh sống tại Sài Gòn, vì vậy khi tham quan địa điểm này bạn cũng nên “bỏ túi” những lưu ý dưới đây:

– Nên ăn mặc kín đáo và lịch sự khi tham quan hội quán.

– Hội quán mở cửa vào tất cả các ngày cho du khách tham quan cảnh chùa.

– Khung cảnh hội quán có kiến trúc rất đẹp, do đó bạn nên mang theo máy ảnh đẹp để check-in sống ảo.

– Nếu có thời gian có thể kết hợp tham quan những địa điểm gần hội quán như: Chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, chùa Bà Ấn Độ…

– Sau khi tham quan hội quán du khách có thể di chuyển về trung tâm Sài Gòn để ăn uống và nghỉ ngơi.

Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình địa điểm có kiến trúc đẹp để tham quan và chụp hình sống ảo khi du lịch Sài Gòn, thì hội quán Nghĩa An chính là điểm đến lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua.

Từ khoá: Hội quán Nghĩa An – công trình kiến trúc độc đáo của người Hoa ở Sài Gòn