Đất đồi có sổ đỏ không? Quy định về cấp sổ đỏ cho nhóm đất đồi như thế nào? Vài năm trở lại đây, khu vực đất đồi ngoại thành có tầm view rộng đẹp, thông thoáng, khí hậu trong lành đang trở thành bất động sản được nhiều nhà đầu tư quan tâm, lựa chọn để xây biệt thự nghỉ dưỡng.
Vậy quy định về cấp sổ đỏ cho địa hình này như thế nào? Liệu có thể xây nhà kiên cố trên đất đồi hay không? Bài viết dưới đây, Thi công biệt thự ở Hà Nội tổng hợp và chia sẻ thông tin hữu ích để chủ đầu tư tham khảo.
Đất đồi là đất gì?
Căn cứ vào phân loại đất tại Điều 10, Luật đất đai 2013, đất đồi là đất nông nghiệp hoặc đất chưa được đưa vào sử dụng. Cụ thể, đất sườn đồi, sườn núi sẽ thuộc nhóm đất rừng hoặc đất làm nương rẫy. Đây là tư liệu sản xuất chủ yếu được nhà nước giao cho dân nhằm phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng…).
Vậy đất đồi có sổ đỏ không?
Đất đồi là đất nông nghiệp. Vì vậy, đất đồi vẫn được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật. Cụ thể nhà nước đã có quy định rất rõ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhóm này như sau:
Đất đồi thuộc nhóm đất rừng
Nếu đất đồi thuộc vào nhóm đất rừng, thì việc cấp sổ đỏ sẽ được thực hiện theo Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
“Chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng mà vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có một trong các giấy tờ sau đây thì được cấp sổ đỏ”.
Cụ thể các giấy tờ gồm có:
- Giấy chứng nhận hoặc một trong những giấy tờ đã quy định tại Điều 100 của luật đất đai là điều 18 của Nghị định này. Trong giấy tờ có xác định Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất rừng để sản xuất.
- Giấy tờ chứng nhận giao rừng sản xuất là rừng trồng.
- Hợp đồng mua bán, tặng, thừa kế với đất rừng đã được chứng thực từ trước đó.
- Quyết định của tòa án sau khi giải quyết quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật.
- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng không có các giấy tờ ở Khoản 1, 2, 3, 4 nhưng tự trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện.
Đất đồi là đất khai hoang, phục hóa
Trường hợp đất đồi là đất khai hoang và canh tác, sử dụng lâu dài, ổn định, sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo Điều 101 Luật đất đai 2013. Các đối tượng trong diện này bao gồm:
1, Hộ gia đình hoặc cá nhân đang sử dụng đất đồi trước ngày Luật đất đai có hiệu lực; có hộ khẩu thường trú, trực tiếp sản xuất nông – lâm nghiệp trên đất có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp thì sẽ được cấp sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2, Hộ gia đình hoặc cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định ở Điều 100 nhưng đất đồi đó vẫn sử dụng ổn định từ ngày 01/07/2004; không vi phạm quy định về luật đất đai; được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp; đất đồi phù hợp với quy hoạch sử dụng của địa phương sẽ được cấp sổ đỏ.
Trong trường hợp đất đồi có sổ đỏ nhưng nội dung không đúng với thẩm quyền, đối tượng; không đúng diện tích, mục đích sử dụng; không đủ điều kiện thì sổ đỏ đất đồi sẽ bị nhà nước thu hồi theo quy định tại Khoản 2, Điều 106 Luật đất đai 2013.
Trường hợp đất đồi đã được chuyển đổi mục đích sử dụng là đất thổ cư thì chắc chắn có sổ đỏ. Người mua có thể yên tâm đầu tư, xây nhà kiên cố.
Bài viết liên quan: Giải đáp vấn đề đất đồi có được xây nhà không?
Mua đất đồi chưa có sổ đỏ, nguy cơ thua thiệt
Không phải tất cả các mảnh đất đồi đều được cấp sổ đỏ. Nhà nước quy định chặt chẽ về việc cấp sổ đỏ cho đất đồi. Đặc biệt là những mảnh đất ở địa phương có kinh tế – xã hội phát triển, đất đồi vùng ngoại ô thành phố.
Tuy nhiên, khu vực này có vị thế đắc địa, khí hậu ôn hòa, tầm view bao quát lại gần trung tâm thành phố. Vì vậy, bất động sản ở đây liên tục tăng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư mua bán, xây biệt thự đồi nghỉ dưỡng. Và ngay cả đất đồi chưa có sổ đỏ vẫn được giá. Tuy nhiên, việc mua đất đồi chưa có sổ đỏ lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ thua thiệt.
Theo quy định của pháp luật, đất chưa có sổ đỏ không thể thực hiện chuyển nhượng, mua bán, cho thuê, thế chấp, góp vốn. Nếu chưa có sổ đỏ mà các bên vẫn cứ giao kết hợp đồng (ví dụ viết tay), pháp luật sẽ không bảo vệ thỏa thuận của 2 bên. Trường hợp có tranh chấp, tòa tuyên bố giấy viết tay đó không có hiệu lực.
Mua đất đồi có sổ đỏ cần lưu ý gì?
Mảnh đất đồi, đất rừng đã có sổ đỏ thì đương nhiên, việc mua bán sẽ được hợp pháp hóa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do bất động sản này vô cùng tiềm năng, giá cao nên không ít trường hợp cố tình làm giả sổ đỏ. Vì vậy, trước khi mua đất đồi, đất nương rẫy, đất rừng, người mua nên lưu ý các vấn đề sau:
- Kiểm tra sổ đỏ kỹ càng. bao gồm diện tích, khu vực…. Nên nhờ xác minh nếu không chắc chắn.
- Tìm hiểu kỹ mảnh đất, không nên mua nhanh nhanh chóng chóng qua cò mồi, trung gian. Cần đảm bảo đất đồi không có tranh chấp, không bị cầm cố, thế chấp.
- Đảm bảo mảnh đất không nằm trong diện đã quy hoạch.
- Nên tham khảo giá cả ở các khu vực lân cận. Tranh mua phải giá quá cao so với giá trị thực.
- Bản thân đất đồi là đất nông nghiệp, cá nhân, hộ gia đình không được phép xây nhà ở kiên cố trên đất đó. Nếu muốn mua đất sườn đồi để xây biệt thự nghỉ dưỡng, villa, chủ đầu tư cần tìm hiểu kỹ càng. Chắc chắn rằng khu vực đó nằm trong diện được phép chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư.
Kết luận
Đất đồi có sổ đỏ không? Đất đồi có sổ đỏ nếu đủ điều kiện cấp phép theo quy định trong Luật đất đai và Nghị định của chính phủ. Mảnh đất được cấp sổ đỏ sẽ hợp pháp hóa trong việc chuyển nhượng, mua bán, thế chấp… Người sở hữu được pháp luật bảo vệ quyền lợi theo quy định.
Đừng quên Eroco là đơn vị chuyên tư vấn thiết kế xây dựng biệt thự đồi, chuyên nghiệp, nổi tiếng tại Việt Nam. Các chuyên gia của Eroco với kiến thức chuyên sâu, nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong thi công xây dựng nhà địa hình và khả năng cập nhật xu hướng sẽ đồng hành cùng gia chủ kiến tạo nên một công trình đúng theo sở nguyện. Nhắc tới biệt thự trên đồi, biệt thự trên núi là nhắc tới Kiến trúc Eroco .