Xây nhà trên vùng đất bám sườn, đất đồi núi là xu hướng nghỉ dưỡng cao cấp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, xói mòn, sạt lở dưới tác động của dòng chảy lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến tính mạng và tài sản người thừa hưởng. Những biện pháp chống xói mòn đất ở vùng đồi núi được chia sẻ bởi chuyên gia KTS Eroco sẽ giúp chủ đầu tư có kế hoạch phòng chống tốt nhất cho dự án bất động sản của mình.
Nguy cơ tiềm ẩn khi xây nhà trên đồi, bám sườn núi
Biệt thự trên đồi được xem là đỉnh cao của sự hưởng thụ, lối sống bền vững, hòa hợp với thiên nhiên. Đó là những ngôi nhà được xây dựng bám theo địa hình gồ ghề của sườn núi, tạo nên tác phẩm nghệ thuật riêng biệt, độc bản. Nhà sở hữu tầm view bao quát, rộng rãi, hút mắt. Con người được sống gần gũi với thiên nhiên, môi trường không khí trong lành.
Tuy nhiên, địa chất, địa hình, vấn đề sạt lở, động đất, xói mòn… lại là những điểm trừ của loại hình biệt thự đồi. Xây nhà tại những vùng có dòng chảy mạnh, đất dễ bị xói mòn, sạt lở, nền đất yếu. Về lâu dài, nền móng của biệt thự sẽ bị tác động, yếu dần, nguy cơ sập, lún là không thể tránh khỏi.
Nhiều trường hợp đất vùng đồi núi chắc chắn, chưa có hiện tượng yếu, dễ sạt lở. Nhưng sau khi xây nhà, xói mòn, dòng chảy mạnh vẫn xuất hiện. Điều này dễ hiểu. Thay đổi cảnh quan mà không suy nghĩ cẩn thận có thể tạo ra các vấn đề xói mòn. Cây cối giúp giữ đất, chống xói mòn, nhất là ở những nơi có độ dốc lớn. Loại bỏ chúng và xây một ngôi nhà thay thế sẽ làm tăng khả năng xói mòn đất. Từ đó dẫn đến hư hỏng cấu trúc, giảm độ phì nhiêu của đất và lấp mương đường.
Vì vậy, khi xây nhà cần phải quy hoạch cảnh quan, lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc. Đồng thời, xem xét giảm thiểu dòng chảy, chống xói mòn thông qua một kế hoạch dài hạn, an toàn, có hiệu quả.
Bài viết liên quan: Tìm hiểu đất trồng cây lâu năm có được xây nhà không?
Những biện pháp chống xói mòn đất ở vùng đồi núi
Với kinh nghiệm tư vấn thiết kế – Thi công biệt thự ở Hà Nội – cho hàng trăm dự án nhà biệt thự đồi, biệt thự trên núi, Kiến trúc Eroco xin được tư vấn một số giải pháp chống xói mòn đất cho nhà vùng đồi núi như sau.
Giảm thiểu dòng chảy
Dòng chảy của nước từ trên đỉnh núi, mạch nước ngầm trong núi là nguyên nhân gây ra xói mòn, sạt lở, sụt lún. Vì vậy, khi xây nhà, chủ thầu phải tính toán các phương án khác nhau để giảm thiểu dòng chảy.
Nguyên tắc cần tuân thủ: giữ cho nước di chuyển từ từ; chuyển hướng ra khỏi vùng nhạy cảm; hướng dòng nước chảy qua các vật liệu chống xói mòn. Đồng thời bảo vệ các đường thoát nước tự nhiên không bị lấp đầy bởi trầm tích. Một số biện pháp cụ thể như sau:
- Đường lái xe, lối đi và mép sân nhà phải tuân theo các đường đồng mức và xây dựng với độ dốc thoải.
- Không dẫn nước trực tiếp đi xuống dốc. Điều này sẽ khiến cho nước chảy với tốc độ tối đa, dễ xói mòn đất. Trong đó, sườn núi dài và dốc có khả năng xói mòn lớn nhất.
- Cân nhắc đặt các đập nhỏ cách nhau trong mương nước để làm chậm dòng nước chảy và giữ bùn cát từ trên đổ xuống.
- Thiết kế dốc ngang tốt hơn thiết kế dốc lên và xuống. Chủ đầu tư nên cân nhắc phương án này để đáp ứng nhu cầu an toàn và thẩm mỹ.
- Bố trí thêm các vách ngăn bên lề đường đi của dòng nước, đỉnh của đồi dốc Nó có tác dụng tạo ra vết cắt chuyển hướng dòng chảy khỏi khu vực nhà ở.
- Mài nhà, đường bê tông, nền sân… là các bề mặt “cứng” không thấm nước và làm tăng dòng chảy. Việc giảm thiểu diện tích bề mặt cứng này cũng giúp chủ đầu tư kiểm soát tốt lượng nước dư thừa vào mùa mưa.
Trồng cây xanh chống xói mòn
Nguyên tắc xây biệt thự trên đồi là hạn chế tối đa tác động đến thiên nhiên, làm thay đổi cảnh quan. Vì vậy, đơn vị nhà thầu cần tính toán giữ lại và trồng thêm thảm thực vật xanh. Nó vừa có tác dụng thẩm mỹ, tăng chất lượng cuộc sống. Và quan trọng hơn cả là chống xói mòn trên vùng đất đồi núi hiệu quả.
Nên lựa chọn thảm thực vật bản địa. Chúng thích nghi và sinh trưởng tốt với điều kiện khí hậu. Đồng thời tạo ra cảnh quan đẹp cho công trình. Bên cạnh đó, cây cối bản địa có thể tạo ra một lớp đệm giúp giảm khắc nghiệt của mùa đông; cung cấp bóng mát vào ngày hè oi bức. Thảm thực vật xanh có vai trò như một “hàng rào sống” mang lại sự riêng tư và môi trường sống tuyệt vời cho cả con người, chim muông, động vật hoang dã.
- Có phương án chọn lọc, giữ lại những cây cảnh xung quanh. Sử dụng bạt, vật liệu để che chắn, bảo vệ cây xanh trong quá trình xây dựng.
- Trồng thêm cây bụi, cây xanh bản địa để bảo vệ đất khỏi mưa lớn, sạt lở đất.
Xây dựng sân vườn giật cấp
Chống xói mòn trên đất sườn đồi là một thách thức lớn. Độ nghiêng càng lớn, tốc độ xói mòn, sạt lở càng nhanh. Một biện pháp nhỏ gọn và thẩm mỹ hơn là thiết kế sân vườn giật cấp nương theo độ dốc của địa hình. Hoặc biến sân thượng thành vườn xanh. Các bậc thang ngoài sân vườn, bậc thềm, đường đi sẽ giúp chia nhỏ độ dốc của sườn núi. Từ đó, ngăn chặn dòng chảy thẳng từ trên xuống.
Ngoài khu vực sân vườn, trồng thêm cây xanh, cây ăn quả lâu năm, cây bụi thích hợp, quy hoạch cảnh quan thẩm mỹ. Rễ của các loại cây này ăn sâu xuống dưới nền đất, cung cấp sức nặng để cố định đất, chống rửa trôi. Đồng thời, đóng góp thêm nitơ cho đất, giúp lớp đất mặt khỏe mạnh, giàu dinh dưỡng.
Xây tường chắn
Biện pháp phổ thông nhất là xây dựng tường chắn, kè đê, đập ngăn nước để kiểm soát, chống xói mòn. Để đảm bảo hài hòa về thẩm mỹ khi bổ sung tường chắn, KTS nên kết hợp với dải cảnh quan, hệ sinh thái, tiểu cảnh sân vườn, đài phun nước, bể bơi ngoài trời… Sự góp nhặt của tất cả các yếu tố góp phần tạo nên sự thú vị và chiều sâu cho biệt thự trên sườn dốc của bạn.
Các bước lập kế hoạch chống xói mòn đất cho nhà xây ở vùng sườn núi
Đánh giá từ thực tế khảo sát, KTS Trần Hoàng nhận định: về cơ bản những biện pháp chống xói trên lý thuyết là gần như nhau. Để áp dụng vào thực tế và có hiệu quả thực sự, đơn vị nhà thầu và cả KTS phải khảo sát kỹ lưỡng, đánh giá mọi nguy cơ. Từ đó, lập kế hoạch xây dựng cụ thể, chi tiết và toàn diện. Với mỗi địa hình địa chất, đưa ra một vài phương án phù hợp nhất, phát huy tác dụng tốt nhất. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn liên quan đến tính thẩm mỹ, tác động cảnh quan môi trường.
Cụ thể các bước lập kế hoạch chống xói mòn đất đồi xây nhà được tiến hành như sau:
Bước 1: Kiểm tra các yêu cầu và quy định của địa phương
Chủ nhà và nhà thầu làm việc với chính quyền địa phương về các thông tin cần thiết của khu đất. Bao gồm khoảng lùi, giấy phép, quy chuẩn xây dựng. Hầu hết các quy định đều hạn chế tổng diện tích bề mặt có thể được bao phủ bằng vật liệu không thấm (chẳng hạn như đường lái xe, mái nhà và hàng hiên…).
Bước 2: Khảo sát, đánh giá điều kiện hiện có
Khảo sát địa chất, địa hình. Bao gồm các vấn đề sau:
- Ranh giới, diện tích đất.
- Độ cao đường viền (thay đổi độ cao như đồi và khu vực dốc).
- Vị trí tuyến đường, đường xe chạy hiện có
- Nguồn nước
- Hướng, các vấn đề về phong thủy
- Đánh giá mức độ nền đất
- Các nguy cơ sạt lở, động đất, thiên tai có thể xảy ra…
Bước 3: Tạo bản đồ cảnh quan chi tiết
Từ những thông tin khảo sát, KTS sẽ tạo một bản đồ cảnh quan chi tiết. Các vấn đề được đề cập trong đó là:
- Địa điểm xây dựng tiềm năng
- Các vị trí tiềm năng khác để bố trí hệ thống xử lý nước thải
- Các phương án cấp thoát nước
- Tận dụng, quy hoạch thảm thực vật hiện có
- Môi trường sống hoang dã xung quanh
- Các đặc điểm khác như mỏm đá, đất đai…
Bước 4: Lập sơ đồ bố trí mặt bằng
Để tạo được một sơ đồ bố trí mặt bằng phù hợp, chủ đầu tư và gia chủ cần suy nghĩ về mục tiêu, mục đích sử dụng. Câu hỏi đặt ra, mục tiêu dài hạn của bạn đối với món tài sản này là gì?
- Bạn dự định ở đó trong bao lâu?
- Đây sẽ là chốn riêng của gia đình hay là nơi đón tiếp cả bạn bè, đồng nghiệp?
- Bạn yêu cầu không gian nào và ra sao cho các hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi của mình?
- Bạn có muốn cải tạo thêm các khu vực trồng rau, nuôi cá, sống chung với động vật hoang dã không?
- Mức độ tương thích của ý tưởng thiết kế với mục tiêu phát triển dài hạn là như thế nào?
- Bạn có kế hoạch tu sửa hay mở rộng trong tương lai không?
Sau khi trả lời được những mục tiêu này, KTS sẽ lên kế hoạch sơ đồ mặt bằng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
- Các khu vực cần đào, lấp tương thích với các loại đất
- Khoảng lùi giữa đường bờ và các công trình khác
- Độ cao của ngôi nhà
- Các mô hình, giải pháp cấp thoát nước
- Vị trí của các khu vực tiện ích
- Các khu vực cần được bảo vệ chống xói mòn
- Thảm thực vật xanh
Tóm lại
Trên đây là những biện pháp chống xói mòn đất ở vùng đồi núi gia chủ cần quan tâm trước khi xây nhà. Trong quá trình xây dựng, đơn vị nhà thầu cần đặc biệt chú ý đến đặc điểm tự nhiên của vùng đất. Từ đó đưa ra một kế hoạch bảo vệ, chống chịu tốt nhất. Ngăn chặn tối đa các vấn đề có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người và của.