Cửa Chương Đức Huế nằm ở phía Tây của Hoàng Thành, với chức năng chính là nơi để các bà trong cung ra vào, đồng thời cũng là một trong những cửa góp phần phòng thủ và bảo vệ triều đình, tạo sự ngăn cách giữa đời sống sinh hoạt trong cung với thế giới ở bên ngoài.
Nói đến các công trình kiến trúc đặc biệt là các cửa thành thì chắc chắn không nơi nào trên dải đất hình chữ S lại có sự phong phú và đa dạng bằng xứ Huế, bởi đây chính là kinh đô cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Dù trải qua nhiều thay đổi của thời cuộc, Huế vẫn giữ được diện mạo của một kinh đô xưa với rất nhiều công trình kiến trúc, lịch sử độc đáo.
Khám phá cố đô và đến với hoàng thành một trong những công trình kiến trúc cổ kính và tiêu biểu nhất dưới thời nhà Nguyễn, du khách chớ nên bỏ lỡ cơ hội khám phá vẻ đẹp của các cửa ở đây, tiêu biểu là cửa Chương Đức Huế. Đây là một trong bốn cửa vô cùng quan trọng của Hoàng Thành Huế và cũng là một trong những điểm tham quan, check in hấp dẫn trong mắt du khách bởi kiến trúc độc đáo đầy ấn tượng.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế 1 ngày siêu HOT |
Ý nghĩa tên gọi cửa Chương Đức
Một đặc điểm có thể dễ dàng nhận thấy trong các công trình kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn đó chính là quan niệm “tả nam hữu nữ” đây cũng là nguyên tắc rất quan trọng trong việc xây dựng các công trình lăng tẩm đền đài.
Với cửa Chương Đức Huế, tên gọi này được đặt với ngụ ý nhắc đến tứ đức của những người phụ nữ xưa, bởi cửa này được xây dựng dành cho phái nữ của hoàng thất, cũng là một trong bốn cửa quan trọng nhất của Tử Cấm Thành trong kinh thành Huế xưa. Đối xứng với cửa Chương Đức về phía bên trái chính là cửa Hiển Nhơn dành cho phái nam và từ khu vực cửa Chương Đức Huế, nếu như đi thẳng về phía tay phải sẽ đến được Hưng Miếu, là nơi thờ cha của vua Gia Long là Nguyễn Phúc Luân.
Lịch sử của cửa Chương Đức Huế
Cửa Chương Đức Huế chính là một trong những công trình kiến trúc rất đặc trưng của Kinh thành Huế, đồng thời cũng là công trình lâu đời bậc nhất vào những năm cuối thế kỷ 18. Theo các ghi chép về triều Nguyễn, cửa này được xây dựng vào năm 1804 cách đây đã hơn 215 năm, cùng thời gian với việc xây dựng Hoàn Thành. Tuy nhiên, ở thời điểm mới xây dựng thì cửa Chương Đức Huế có kiến trúc vô cùng đơn giản, chưa có vọng lâu.
Đến năm 1811, cửa Chương Đức đã được cải tạo và phát triển thêm phần vọng lâu ở phía bên trên, đồng thời từ đây trở đi cửa Chương Đức cùng với hai cửa khác là cửa Hiển Nhơn và cửa Hòa Bình đã mang kiểu thức kiến trúc đặc trưng của một tam quan dưới thời nhà Nguyễn với ba gian, mỗi gian sẽ mở một cửa, khu vực bên trên có vọng lâu được thiết kế cầu kỳ, phần mái sẽ được cắt thành nhiều tầng.
Dưới thời của nhà Nguyễn, cửa Chương Đức Huế được tu bổ khá nhiều lần, tuy nhiên lần tu tạo quan trọng nhất chính là vào năm 1921 dưới thời của nhà vua Khải Định.
Năm 1826 của Chương Đức lại tiếp tục được tu bổ một lần nữa và đến năm 1830, nhân việc chuẩn bị lễ Tứ tuần Đại Khánh của vua Minh Mạng thì cửa Chương Đức lại tiếp tục được cải tạo.
Sau thời đại phong kiến, dưới ảnh hưởng của chiến tranh và bom đạn cửa Chương Đức Huế đã bị hư hỏng nặng nề và giữ nguyên hiện trạng cho đến năm 2003 và 2004 thì được trùng tu lại theo nguyên mẫu kiến trúc của cửa Chương Đức dưới thời vua Khải Định, từ đó giữ nguyên vẹn hình dáng cho đến tận ngày nay.
>>Xem thêm: Tour du lịch Huế hấp dẫn du khách |
Vẻ đẹp kiến trúc của cửa Chương Đức
Cùng với các cửa khác trong hoàng thành Huế như Ngọ Môn, Hiển Nhơn, Hòa Bình thì cửa Chương Đức mang kiến trúc rất đặc trưng của triều nhà Nguyễn. Theo đó, cửa được thiết kế quy mô với tam quan đồ sộ, bao gồm hai tầng được xây hoàn toàn bằng chất liệu gạch, vôi, vữa hình thức trang trí được đắp gắn các mảnh sành sứ rất cầu kỳ, đặc trưng cho phong cách kiến trúc của thời Khải Định.
Mái của cửa Chương Đức được lợp ngói hoàng lưu ly, các đầu ngói tròn nổi nhô lên và khắc chữ Thọ nổi bật ở cung tròn đầu của ngói, phía dưới các đầu con dơi nổi một mô típ trang trí vô cùng quen thuộc của các di tích dưới thời nhà Nguyễn, mang ý nghĩa đặc trưng là “Phúc Thọ Khang Ninh”.
Bề mặt tường ngoài của cửa Chương Đức đều có các họa tiết trang trí và gắn sành sứ với nhiều hình thức khác nhau, bao gồm các chi tiết như hổ phù, các chi tiết dạng phù điêu ốp tường, các ô hộc trang trí hay các gờ chỉ… Tất cả các chi tiết trang trí đều được làm với mật độ khá dày đặc, tuy nhiên lại tạo nên một sự hài hòa tuyệt vời về màu sắc và bố cục, mang đến cho kiến trúc của cửa Chương Đức Huế một nét kiến trúc rất độc đáo, tráng lệ đậm dấu ấn của các công trình kiến trúc dưới thời vua Khải Định.
Khám phá các cửa khác của Hoàng Thành Huế
Cửa Ngọ Môn
Đây là cửa quan trọng nhất trong kiến trúc của Hoàng Thành Huế và cũng là địa điểm check in rất nổi tiếng quen thuộc với du khách. Cửa Ngọ Môn được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 14, tức năm 1833, đây là cửa chính của Hoàng thành Huế đây là lối đi chỉ dành riêng cho vua và sử dụng khi tiếp đón các sứ thần.
Kiến trúc của cửa Ngọ Môn Huế được xây dựng theo kiểu phức hệ, với phần nền đài phía dưới và phần lầu Ngũ Phụng ở phía bên trên, tất cả đều được thiết kế vô cùng hài hòa, tạo nên một tổng thể vừa đẹp mắt vừa tinh tế dù sử dụng vật liệu xây dựng khác nhau.
Ngọ Môn Huế có tất cả năm cửa, cùng với đó là hệ thống thang lộ thiên thiết kế ở hai bên để có thể lên được nền đài, xung quanh được bao bọc bởi hệ thống lan can được điêu khắc tinh tế. Điểm nhấn nổi bật nhất ở cổng Ngọ Môn Huế chính là lầu Ngũ Phụng được xây dựng vô cùng công phu, với kết cấu gỗ thiết kế hình chữ U bao gồm hai tầng lầu và hai mái.
Cửa Hiển Nhơn
Cứ Hiển Nhơn cùng với cửa Chương Đức Huế có nhiều nét tương đồng. Cửa này nằm ở phía Đông của Hoàng Thành, ngay trên con đường Đoàn Thị Điểm hiện tại. Đây là cửa chỉ dành cho quan lại và nam giới ra vào và được đánh giá là một trong những cửa đẹp nhất với nhiều hoa văn họa tiết được chạm trổ vô cùng tinh.
Cửa Hiển Nhơn được xây dựng vào năm 1805 và hoàn thành dưới thời vua Gia Long vào năm 1808. Năm 1923 vua Khải Định đã cho cải tạo lại cửa Hiển Nhơn với nguyên mẫu chính là cửa Chương Đức, chính vì vậy mà kiến trúc của hai cửa này khá tương đồng. Tuy nhiên, có nét khác biệt là phía trước cửa Hiển Nhơn sẽ có một chiếc cầu để thông ra bên ngoài Hoàng Thành, trong khi đó cửa Chương Đức Huế không có.
Cửa Hòa Bình
Cửa Hòa Bình cũng là một trong những cửa có kiến trúc đẹp của Hoàng Thành Huế. Ngày nay cửa Hòa Bình nằm trên con đường Đặng Thái Thân, nhìn ra hệ thống của hồ Kim Thủy, đây cũng là cửa duy nhất để nhà vua xuất cung vi hành. Theo các ghi chép thì của Hoà Bình ban đầu có tên là cửa Củng Thần, đến năm 1821 thì đổi tên là cửa Đại Bình và năm 1833 lại tiếp tục đổi tên thành cửa Hòa Bình cho đến tận ngày nay.
Kiến trúc ban đầu của cửa này là kiểu tam quan, đến năm 1839 nhà vua đã cho hạ phần lầu phía trên, năm 1894 vua Thành Thái lại cho trùng tu cửa. Cửa Hòa Bình có cấu trúc tương đối ấn tượng, theo kiểu tam quan, xây gạch nhưng chỉ có một tầng cửa có nắp và phần mái được lợp ngói tựa như một ngôi điện.
Đây cũng là nơi mà nhà cách mạng Trần Cao Vân và Thái Phiên đã hội đàm cùng với Vua Duy Tân về cuộc khởi nghĩa vào năm 1916. Du khách check in cửa này cũng có thể ghé thăm lầu Tứ Phương Vô Sự, nằm ngay bên cạnh cửa Hòa Bình. Đây cũng là nơi lý tưởng để du khách dừng chân thưởng thức cà phê, trà đạo trong lòng hoàn thành Huế.
Cửa Chương Đức Huế cùng hệ thống các cửa nổi bật trong Hoàng Thành, mang dấu ấn kiến trúc đặc trưng của triều đại nhà Nguyễn. Đồng thời, đây cũng là địa điểm tham quan hấp dẫn để du khách được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc vô cùng kỳ công, tinh xảo. Đây cũng là địa điểm check in sống ảo tuyệt đẹp cho những ai muốn ghi lại những khung hình đẹp với background cổ kính của kinh thành Huế.
>>Xem thêm: Chùa Thánh Duyên: ‘danh lam cổ tự’ nức tiếng xứ Huế |
Nguyệt Cát (Tổng hợp) – luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet