- Tháp Bánh Ít ở đâu?
- Đường đi đến tháp Bánh Ít
- Thời gian mở cửa – Giá vé vào cửa tháp Bánh Ít
- Sơ lược về kiến trúc Chăm Pa tại Việt Nam
- Kiến trúc quần thể tháp Bánh Ít
- Tháp Cổng (Gopura)
- Tháp Bia (Posah)
- Đền thờ chính (Kalan)
- Tháp Hỏa (Kosagrha) – Tháp Yên Ngựa
- Nét đẹp văn hóa của Tháp Bánh Ít
- Kinh nghiệm khi tham quan tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít Bình Định – Cụm tháp mang nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc Chăm Pa lâu đời nhất tại Việt Nam. Có dịp đến du lịch Quy Nhơn Bình Định nhớ ghé qua điểm du lịch thú vị này nhé!
Tháp Bánh Ít Bình Định
Tháp Bánh Ít ở đâu?
Tháp Bánh Ít là một cụm tháp Chăm cổ được người dân bản địa hoàn thành vào kỷ 12 nhưng đã được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ 11. Vị trí của tháp nằm trên đỉnh 1 quả đồi tại Phước Hiệp, Tuy Phước, Bình Định. Cụm Tháp Bánh Ít cách trung tâm Quy Nhơn khoảng 20km di chuyển. Với khoảng cách đó du khách cảm thấy thuận tiện hơn khi di chuyển đến địa điểm tham quan. Không gian Tháp Bánh Ít cũng rất thoáng đãng, rộng rãi. Thích hợp cho mọi lứa tuổi check-in và nghỉ ngơi tại đây.
Tháp Bánh Ít là một cụm tháp Chăm cổ
Đường đi đến tháp Bánh Ít
Như đã nói ở phần trên, Tháp Bánh Ít cách trung tâm Quy Nhơn gần 20km. Đường đi đến tháp Bánh Ít từ bãi biển Quy Nhơn bạn có thể đi theo hai tuyến đường qua Võ Nguyên Giáp hoặc qua Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên tuyến đường phổ biến nhất vẫn là đi qua Võ Nguyên Giáp. Từ Bãi Biển Quy Nhơn bạn đi theo đường Nguyễn Tất Thành – Võ Nguyên Giáp sau đó rẽ sang đường Quốc lộ 19 tại vòng xuyến lớn nhất. Đi tiếp theo QL 19 khoảng 10km đến xã Phước Hiệp là đến.
Đường đi đến tháp Bánh Ít
Thời gian mở cửa – Giá vé vào cửa tháp Bánh Ít
Cụm Tháp Bánh Ít Quy Nhơn có thời gian hoạt động từ 7h sáng đến 8h chiều các ngày trong tuần. Giá vé vào cửa tháp Bánh Ít cũng siêu rẻ chỉ có 20.000 đồng cho một người. Thích hợp cho mọi đối tượng khách du lịch đều có thể đến tham quan.
Tháp Bánh Ít Quy Nhơn có thời gian hoạt động từ 7h
Sơ lược về kiến trúc Chăm Pa tại Việt Nam
Kiến trúc Chăm Pa tại Việt Nam được hình thành từ thế kỷ thứ V và phát triển rực rỡ cho đến khoảng thế kỷ XVII. Tổng thể các công trình kiến trúc của người Chăm Pa, được hình thành từ gạch nung, có màu đỏ sẫm kết hợp với hình trụ, hình vuông,… đặc trưng. Hầu hết các đền tháp của người Chăm đều được dùng để thờ các vị thần khác nhau.
Sơ lược về kiến trúc Chăm Pa tại Việt Nam
Kiến trúc quần thể tháp Bánh Ít
Tháp Chính được xây dựng trên đỉnh đồi, cao hơn 20m. Những bức tường được xây dựng trang nhã, nhưng rất kiên cố và vững chãi theo năm tháng. Trên các tầng mái được thiết kế hệ thống cột và cửa giả. Đây là phong cách thiết kế và xây dựng đặc trưng thường được người Chăm Pa sử dụng.
Kiến trúc quần thể tháp Bánh Ít
Tháp Cổng (Gopura)
Tháp cổng cao khoảng gần 15m, bằng gạch và đá, chỉ có một lối đi qua hai cửa thông nhau mở theo hướng Đông Tây. Khung cửa được đúc theo kiến trúc Gopura điển hình với vòm hình ngọn giáo xếp tầng lên trên. Quý khách sẽ men theo những bậc thang để dẫn lên tháp Cổng – lối vào tham quan quần thể tháp Bánh Ít.
Tháp Cổng (Gopura)
Tháp Bia (Posah)
Đi qua tháp Cổng, tiếp tục lên đồi (xem như tầng 1), bạn sẽ rẽ trái và đi theo con đường dẫn đến tháp Bia với kiến trúc hình vuông và cũng được xây bằng gạch đỏ đất nung. Tháp bia cũng là một trong những đại diện cho hình ảnh Tháp Bánh Ít Quy Nhơn.
Tháp Bia (Posah)
Đền thờ chính (Kalan)
Đền thờ chính (Kalan) cũng là khối kiến trúc lớn nhất trong quần thể tháp Bánh Ít với chiều cao 29,6m tọa lạc trên đỉnh đồi, được xây dựng theo một khối vuông vức, có mái vòm nhọn hướng lên trời. Bên trong ngôi đền là nơi trưng bày tượng thần Shiva để thờ cúng. Dù đã ít nhiều bị mài mòn bởi thời gian, con người và chiến tranh, nhưng nơi đây vẫn lưu giữ được những tác phẩm điêu khắc kiệt tác do bàn tay của người Chăm Pa xưa tạo nên.
Đền thờ chính (Kalan)
Tháp Hỏa (Kosagrha) – Tháp Yên Ngựa
Tháp Hoa có chiều cao 10m, được đúc thành một khối hình chữ nhật và được dùng làm nhà kho để chứa các vật dụng phục vụ cho việc tế lễ của người Chăm xưa. Tháp Lửa còn có tên gọi khác là tháp Yên ngựa bởi kết cấu mái có dạng cong và lõm ở giữa trông giống hình yên ngựa.
Tháp Hỏa (Kosagrha) – Tháp Yên Ngựa
Nét đẹp văn hóa của Tháp Bánh Ít
Toàn bộ kiến trúc tháp Bánh Ít tiêu biểu và đặc trưng của thời kỳ văn hóa Chămpa. Chính các kiến trúc Gopura, Posah, Kalan đã làm nổi bật vẻ đẹp kiến trúc của tháp Bánh Ít. Đồng thời cũng làm nổi bật tín ngưỡng quan trọng của người Chăm Pa xưa, đó là tín ngưỡng thờ thần linh góp phần làm tăng giá trị lịch sử của khu tháp. Nếu có dịp đến Bình Định, bạn không nên bỏ qua cơ hội ghé thăm một tòa tháp có kiến trúc độc đáo như thế này.
Nét đẹp văn hóa của Tháp Bánh Ít
Kinh nghiệm khi tham quan tháp Bánh Ít
- Mũ, áo dài tay, ô,… cũng nên chuẩn bị kem chống nắng để chống nắng.
- Một số loại thuốc cơ bản như thuốc đau đầu, đau bụng… để nếu có tình huống ngoài ý muốn xảy ra cũng không ảnh hưởng đến chất lượng chuyến đi của quý khách.
- Nhớ mang theo giấy tờ tùy thân để xuất trình trong trường hợp cần thiết.
- Để giữ gìn cảnh quan chung của quần thể Tháp Bánh Ít, du khách tuyệt đối không vứt rác bừa bãi. Tuyệt đối không làm các hành động làm ảnh hưởng đến kiến trúc hay xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
Kinh nghiệm khi tham quan Tháp Bánh Ít
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những kiến thức du lịch về Tháp Bánh Ít. Nếu muốn tìm một địa điểm tham quan, du lịch, vui chơi thì nơi đây sẽ là một gợi ý khá hay dành cho bạn. Đặt vé máy bay đi du lịch Quy Nhơn rồi thì xin đừng quên ghé Tháp Bánh Ít nhé mọi người. Nếu chưa tìm được địa điểm đặt tour du lịch vừa rẻ vừa uy tín thì liên hệ ngay 1900 63 69 69. chúng mình hân hạnh được phục vụ!
Đăng bởi: Phương Vũ
Từ khoá: Tháp Bánh Ít: Nét đẹp kiến trúc Chăm cổ độc đáo nghìn năm tuổi